Bia từ lâu đã được biết đến là thức uống bổ dưỡng tuyệt vời và sẽ càng tuyệt vời hơn nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý.
1. Nhiệt độ lý tưởng khi uống
Trong bia có chứa CO2 , sau khi đi vào cơ thể, chất này lập tức được thải ra, mang đi một phần nhiệt từ trong cơ thể, làm cho ta có cảm giác tươi mát. Chính vì thế bia là một thức uống được nhiều người ưa chuộng vào mùa nóng.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, nhiệt độ thích hợp nhất khi uống bia là ở khoảng 12 độ C. Nhiệt độ bia quá cao sẽ làm lượng doxit cacbon có trong bia bị thất thoát khiến bia thiếu đi sức hấp dẫn cần có (thức uống hấp dẫn này sẽ có vị đắng).
Ngược lại, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho người uống mất đi cảm giác và hương vị của bia. Vậy mùa đông có nên uống bia? Rất nên và uống bia ở 15 độC là vừa. Nếu gặp phải chai bia ướp quá lạnh trong mùa đông có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độC để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết.
2. Phương pháp uống bia
Bọt là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bia vì vậy cần phải biết cách rót sao cho cốc bia thật hấp dẫn. Khi rót bia chai ra cốc, không được dốc ngược hay lắc mà phải để chai hơi nghiêng rồi rót từ từ vào mép cốc.
Những người sành uống bia thường thích uống nhanh vì cho rằng nếu để lâu dioxit cacbon trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải toả. Họ cũng thích uống vào cốc lớn để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.
Bên cạnh đó, nên chú ý để cốc uống bia được lau sạch, không để dính dầu mỡ bởi dầu mỡ sẽ nhanh chóng nuốt mất bọt bia.
3. Không nên uống quá nhiều
Dĩ nhiên là không nên uống quá nhiều bia bởi nó sẽ gây ra béo phì (bụng bia, mất thẩm mỹ), ảnh hưởng rất lớn đối với các tạng phủ và sinh dục, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.
Bia có tác dụng kích thích đường ruột, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, gout (thống phong), bệnh tiểu đường, tim mạch, sỏi đường tiết niệu không thích hợp uống bia.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít.
Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc thì không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng sự phân giải và hấp thu thuốc, càng không thể dùng bia để uống thuốc. Cũng không nên uống bia chung với bất kỳ một thứ rượu khác để tránh phần lớn cồn rượu nhanh chóng được hấp thu.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chủ đề:
- Lưu ý khi dùng sữa đậu nành.
- Nhận biết mật ong thật, giả.
1. Nhiệt độ lý tưởng khi uống
Trong bia có chứa CO2 , sau khi đi vào cơ thể, chất này lập tức được thải ra, mang đi một phần nhiệt từ trong cơ thể, làm cho ta có cảm giác tươi mát. Chính vì thế bia là một thức uống được nhiều người ưa chuộng vào mùa nóng.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, nhiệt độ thích hợp nhất khi uống bia là ở khoảng 12 độ C. Nhiệt độ bia quá cao sẽ làm lượng doxit cacbon có trong bia bị thất thoát khiến bia thiếu đi sức hấp dẫn cần có (thức uống hấp dẫn này sẽ có vị đắng).
Ngược lại, nếu để bia ở nhiệt độ quá thấp lại khiến cho người uống mất đi cảm giác và hương vị của bia. Vậy mùa đông có nên uống bia? Rất nên và uống bia ở 15 độC là vừa. Nếu gặp phải chai bia ướp quá lạnh trong mùa đông có thể ngâm bia vào nước ấm 30 độC để bia tăng lên nhiệt độ cần thiết.
2. Phương pháp uống bia
Bọt là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bia vì vậy cần phải biết cách rót sao cho cốc bia thật hấp dẫn. Khi rót bia chai ra cốc, không được dốc ngược hay lắc mà phải để chai hơi nghiêng rồi rót từ từ vào mép cốc.
Những người sành uống bia thường thích uống nhanh vì cho rằng nếu để lâu dioxit cacbon trong bia sẽ bị mất khiến nhiệt lượng trong cơ thể không được giải toả. Họ cũng thích uống vào cốc lớn để bia không bị nâng nhiệt so với nhiệt độ bên ngoài.
Bên cạnh đó, nên chú ý để cốc uống bia được lau sạch, không để dính dầu mỡ bởi dầu mỡ sẽ nhanh chóng nuốt mất bọt bia.
3. Không nên uống quá nhiều
Dĩ nhiên là không nên uống quá nhiều bia bởi nó sẽ gây ra béo phì (bụng bia, mất thẩm mỹ), ảnh hưởng rất lớn đối với các tạng phủ và sinh dục, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.
Bia có tác dụng kích thích đường ruột, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, gout (thống phong), bệnh tiểu đường, tim mạch, sỏi đường tiết niệu không thích hợp uống bia.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai), tối đa không uống quá 2 lít.
Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc thì không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng sự phân giải và hấp thu thuốc, càng không thể dùng bia để uống thuốc. Cũng không nên uống bia chung với bất kỳ một thứ rượu khác để tránh phần lớn cồn rượu nhanh chóng được hấp thu.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chủ đề:
- Lưu ý khi dùng sữa đậu nành.
- Nhận biết mật ong thật, giả.